Phương Pháp Yên Nghỉ Trong Ngày Thứ Bảy

Thứ năm - 14/12/2023 02:43
Trong bài học nầy An Bình & Hạnh Phúc kính mời quý vị nghiên cứu phương pháp để chúng ta thật sự yên nghỉ trong ngày Sabát thứ bảy hầu nhận được ơn phước mà Thượng Ðế đã đổ xuống cho chúng ta.

Kinh Thánh dạy chúng ta nên làm gì khi đến ngày thứ bảy?

Cứ mỗi nhịp tim đập, thì lại có một nhịp nghỉ. Ðều đặn và đều đặn tim làm việc cho đến ngày con người trở về với cát bụi. Cứ mỗi ngày làm việc, Thượng Ðế lại cho chúng ta một đêm yên nghỉ để bồi bổ lại sức khỏe. Cứ sáu ngày làm việc, Thượng Ðế ban cho chúng ta ngày Sabát để đi vào sự yên nghỉ hầu tiếp nhận ơn phước bồi bổ lại tâm linh của chúng ta. Ðịnh luật làm và nghỉ được Ðấng Tạo Hóa lập thành một phần trong sự sống của vạn vật và loài người. Nhưng con người nhiều lúc vì lòng tham không đáy, đã vi phạm định luật nầy và kết quả là đem lại bịnh tật trong thân thể, mất quân bình trong trong tinh thần, thiếu thốn trống vắng trong tâm linh.

Trong bài học nầy An Bình & Hạnh Phúc kính mời quý vị nghiên cứu phương pháp để chúng ta thật sự yên nghỉ trong ngày Sabát thứ bảy hầu nhận được ơn phước mà Thượng Ðế đã đổ xuống cho chúng ta.

1) Kinh Thánh dạy chúng ta nên làm gì khi đến ngày thứ bảy?

“Về phần chúng ta là kẻ đã tin, thì vào sự yên nghỉ, như Ðức Chúa Trời đã phán rằng: Nầy là lời thề ta đã lập trong cơn thạnh nộ: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta!… Dầu vậy, công việc của Ngài đã xong rồi từ buổi sáng thế. Vì luận về ngày thứ bảy, có chép rằng: Ngày thứ bảy Ðức Chúa Trời nghỉ cả các công việc Ngài. Lại một chỗ khác có chép rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta… Vậy thì còn lại một ngày yên nghỉ cho dân Ðức Chúa Trời. Vì ai vào sự yên nghỉ của Ðức Chúa Trời, thì nghỉ công việc mình, cũng như Ðức Chúa Trời đã nghỉ công việc của Ngài vậy. Vậy, chúng ta phải gắng sức vào sự yên nghỉ đó, hầu cho không có một người nào trong chúng ta theo gương kẻ chẳng tin kia mà vấp ngã. (Hêbơrơ 4:3-5,9-11)

Ðoạn nầy cho chúng ta thấy những điểm sau:

(1) Giữ ngày Sabát là dấu hiệu của người ____ Chúa;

(2) Chúng ta phải yên nghỉ trong ngày đó như Ðức Chúa Trời đã yên nghỉ vào buổi sáng thế, tức là ____ các công việc thường ngày của chúng ta;

(3) Chúng ta phải ______ _____ mà đi vào sự yên nghỉ đó.

2) Như thế nào là gắng sức để đi vào sự yên nghỉ đó?

“Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Ðức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: …“ (Xuất Êdíptô Ký 20:8-11a)

Muốn ăn Tết, chúng ta phải nhớ khi nào Tết đến, chúng ta phải chuẩn bị để đón ngày Tết, phải làm hết công việc năm cũ để đón ngày Tết, mọi người trong nhà đều được hưởng không khí của ngày Tết, chứ không phải chỉ một hay hai người. Muốn ăn mừng ngày Sabát để hưởng ơn phước ngày đó, chúng ta phải: (1) ________ ngày đó trong trí mình hầu chuẩn bị; (2) ________ __________ công việc trong 6 ngày đầu của tuần lễ, hầu yên lòng mà nghỉ ngơi trong ngày thứ bảy; (3) làm nên __________ ngày đó bằng cách làm những công việc thánh trong ngày đó.

Ai ai cũng cho rằng ngày Tết là ngày của dân tộc, và mọi người đều kiêng cữ điều xấu trong ngày đó và đồng thời mừng vui trong ngày đó. Ngày Sabát là ngày của Chúa, chúng ta phải kiêng cữ những chuyện xấu và tập trung vào chuyện thánh khiết.

3) Tại sao chúng ta phải ngừng hết mọi sinh hoạt hằng ngày trong ngày thứ bảy?

“Nếu ngươi ngừa giữ chân mình trong ngày Sa-bát, không làm vừa ý mình trong ngày thánh của ta; nếu ngươi xưng ngày Sa-bát là ngày vui thích, coi ngày thánh của Ðức Giê-hô-va là đáng kính; nếu ngươi tôn trọng ngày đó, không đi đường riêng mình, không theo ý riêng mình, và không nói lời riêng mình, bấy giờ ngươi sẽ lấy Ðức Giê-hô-va làm vui thích, ta sẽ làm cho ngươi cỡi lên các nơi cao trên đất, và lấy sản nghiệp của Gia-cốp, tổ phụ ngươi, mà nuôi ngươi; vì miệng Ðức Giê-hô-va đã phán vậy.” (Êsai 58:13,14)

“Ðoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta… Vì nếu ai hổ thẹn về ta và lời ta, thì Con người sẽ hổ thẹn về họ, khi Ngài ngự trong sự vinh hiển của mình, của Cha, và của thiên sứ thánh mà đến.” (Luca 9:23,26).

Ngày Sabát là ngày tập luyện để bỏ đi ý riêng, đường riêng, lời riêng của mình. Ðây không phải là một sự cưỡng ép hay gánh nặng mà là một sự vui thích vì yêu Ðức Chúa Giê-su. Chúng ta mong muốn Ngài hoàn toàn làm chủ cuộc đời của chúng ta. Ðây là ngày chúng ta tập để hoàn toàn tin cậy vào quyền năng của Ngài. Ý người, đường lối của người đều được từ bỏ hết, chỉ còn có ý Chúa và vui mừng trong đường lối Chúa mà thôi. Yên nghỉ trong ngày thứ bảy là bày tỏ đức tin của chúng ta trong Chúa. Lời lỗ không màng. Và chúng ta tin rằng Chúa sẽ cung cấp cho chúng ta mọi sự chúng ta cần.

“Ta sẽ làm cho ngươi được ____ ____ các nơi cao trên đất.”   Một ngày mà chúng ta không vác thập tự giá theo Chúa được thì làm sao chúng ta có thể vác cả bảy ngày trong tuần lễ?

4) Những Sinh Hoạt Cần Thiết Trong Ngày Sabát

1) Ngày thờ phượng Chúa

“Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày sa-bát, một ngày nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là lễ sa-bát của Ðức Giê-hô-va trong những nơi các ngươi ở.” (Lêvi Ký 23:3)

“Ðức Chúa Jêsus đến thành Na-xa-rét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sa-bát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.” (Luca 4:16)

“Phao-lô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sa-bát biện luận với họ, lấy Kinh Thánh cắt nghĩa và giải tỏ tường về Ðấng Christ phải chịu thương khó, rồi từ kẻ chết sống lại. Người nói rằng Ðấng Christ nầy, tức là Ðức Chúa Jêsus mà ta rao truyền cho các ngươi.” (Công Vụ Các Sứ Ðồ 17:2,3)

“Hễ đến ngày Sa-bát, thì Phao-lô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giu-đa và người Gờ-réc.” (Công Vụ Các Sứ Ðồ 18:4)

Trong điều răn thứ tư, Chúa dạy chúng ta làm nên thánh ngày thứ bảy. “Làm nên thánh” tức là phải có những sinh hoạt thánh trong ngày đó. Sự ______ _________ là một hành động làm cho ngày thứ bảy trở nên __________. Mọi người trong gia đình đều đến nhà thờ, hay những nhóm tư gia đặng thờ phượng Chúa trong ngày Sabát.

Bất cứ sinh hoạt nào giúp chúng ta hiểu Chúa, biết Chúa và đến gần với Chúa hơn thì sinh hoạt đó thích hợp trong ngày Sabát. Bất cứ sinh hoạt nào dù tốt như thế nào đi nữa, nhưng không có mục đích dẫn con người đến gần Ðấng Tạo Hóa của mình thì sinh hoạt đó không thích hợp trong ngày Sabát.

2) Làm điều lành hay việc thiện trong ngày Sabát

“Ðức Chúa Jêsus đi khỏi nơi đó, bèn vào nhà hội. Ở đó, có một người teo một bàn tay. Có kẻ hỏi Ngài rằng: Trong ngày Sa-bát, có phép chữa kẻ bịnh hay không? Ấy là họ có ý kiếm dịp kiện Ngài. Ngài bèn phán cùng họ rằng: Ai trong vòng các ngươi có một con chiên, nếu đương ngày Sa-bát, bị té xuống hầm, thì há không kéo nó lên sao? Huống chi người ta trọng hơn con chiên là dường nào! Vậy, trong ngày Sa-bát có phép làm việc lành.” (Mathiơ 12:9-12)

Hai chữ “có phép” trong câu trả lời của Ðức Chúa Giê-su cho chúng ta thấy rằng không phải chúng ta muốn làm gì trong ngày Sabát là làm. “Có phép” có nghĩa là có giới hạn cho hoạt động của chúng ta trong ngày Sabát. Như thế nào là việc lành? Việc lành là việc cứu người ra khỏi cảnh lầm than sa đọa. Nếu việc lành đó không nhằm mục đích cứu vớt con người thì đó chưa phải là việc lành thích hợp trong ngày Sabát.

Ngày Sabát có phép làm _____ ___________.

3) Những sinh hoạt khác nên thực hiện

Ca hát tôn vinh Chúa.
Dạo cảnh thiên nhiên để nhớ đến Chúa.
Thông công thăm viếng tín hữu người bệnh.
Giới thiệu về Ðức Chúa Giê-su cho người khác.

5) Những sinh hoạt phải tránh trong ngày Sabát

1) Ði chợ hay buôn bán

“Về lúc đó, tôi thấy trong Giu-đa, mấy người ép nho nơi máy ép rượu nhằm ngày sa-bát, đem bó lúa mình vào, chở nó trên lừa, và cũng chở rượu, trái nho, trái vả, và các vật nặng, mà đem về Giê-ru-sa-lem trong ngày sa-bát. Ngày chúng nó bán vật thực ấy, tôi có làm chứng nghịch cùng chúng nó. Cũng có người Ty-rơ ở tại đó, đem cá và các thứ hàng hóa đến bán cho người Giu-đa và tại thành Giê-ru-sa-lem trong ngày sa-bát. ”

“Bấy giờ tôi quở trách các người tước vị Giu-đa, mà rằng: Việc xấu xa các ngươi làm đây là chi, mà làm cho ô uế ngày sa-bát? Tổ phụ các ngươi há chẳng đã làm như vậy sao? Nên nỗi Ðức Chúa Trời há chẳng có dẫn tai họa kia đến trên chúng ta và trên thành nầy ư? Còn các ngươi làm ô uế ngày sa-bát mà tăng thêm cơn thạnh nộ cho Y-sơ-ra-ên! ”

“Ấy vậy, khi các cửa Giê-ru-sa-lem khởi khuất trong bóng tối trước ngày sa-bát, tôi bèn truyền người ta đóng cửa lại và dặn biểu chúng nó chỉ mở nó ra sau ngày sa-bát; lại cắt đặt mấy kẻ trong đầy tớ tôi giữ cửa để không ai gánh chở đồ vào thành trong ngày sa-bát. Vậy, kẻ buôn người bán các thứ hàng hóa một hai lần ban đêm phải ngủ ở ngoài thành Giê-ru-sa-lem.”

“Ðoạn, tôi quở trách chúng nó mà rằng: Cớ sao các ngươi ban đêm ngủ tại trước vách thành như vậy? Nếu các ngươi còn làm nữa, tất ta sẽ tra tay trên các ngươi. Từ lúc đó về sau, chúng nó không có đến nhằm ngày sa-bát nữa. Tôi dạy biểu người Lê-vi hãy dọn mình cho thánh sạch và đến canh giữ các cửa, đặng biệt ngày sa-bát ra thánh.” (Nêhêmi 13:15-22)

Ði chợ, buôn bán, gánh chở hàng hóa, làm việc sản xuất trong ngày Sabát đều là những hành động làm cho ngày thánh trở nên ô uế. Chúng ta phải nhờ ơn Chúa để ______ _______.

2) Hôn lễ có nên tổ chức trong ngày Sabát chăng?

“Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Ðức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất;… Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu.” (Sáng Thế Ký 1:27,28,31b)

Ðức Chúa Trời dựng nên loài người trong ngày thứ sáu. Chúa ban phước và cho phép sanh sản (nghĩa là Chúa thiết lập hôn nhân) cũng trong ngày thứ sáu. Ðám cưới đòi hỏi nhiều chuẩn bị cho lãnh vực vật chất, tập trung vào cô dâu, chú rể, họ hàng, tiệc tùng và không còn tập trung vào _______ nữa.

3) Tang Lễ có nên tổ chức trong ngày Sabát chăng?

“Khi đã đem xác Ngài xuống khỏi cây thập tự, người lấy vải liệm mà bọc, rồi chôn trong huyệt đã đục nơi hòn đá, là huyệt chưa chôn ai hết. Bấy giờ là ngày sắm sửa, và ngày Sa-bát gần tới. Các người đàn bà đã từ xứ Ga-li-lê đến với Ðức Chúa Jêsus, theo Giô-sép, xem mả và cũng xem xác Ngài đặt thể nào. Khi trở về, họ sắm sửa những thuốc thơm và sáp thơm. Ngày Sa-bát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ. Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, khi mờ sáng, các người đàn bà ấy lấy thuốc thơm đã sửa soạn đem đến mồ Ngài.” (Luca 23:53-24:1)

“Nê-hê-mi, quan tổng trấn, E-xơ-ra, thầy tế lễ và thầy thông giáo, cùng người Lê-vi mà dạy dỗ dân sự, bèn nói với cả Y-sơ-ra-ên rằng: Ngày nay là thánh cho Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của các ngươi; chớ để tang, cũng đừng khóc lóc. Vì cả dân sự đều khóc khi nghe đọc các lời luật pháp. Nê-hê-mi nói với chúng rằng: Hãy đi ăn vật gì béo, uống đồ gì ngọt, và hãy gởi phần cho những người không có sắm sửa gì hết; vì ngày nay là thánh, biệt riêng ra cho Chúa của chúng ta. Chớ buồn thảm, vì sự vui vẻ của Ðức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi.”?( Nêhêmi 8:9,10)

Nghe Lời Chúa đọc mà không còn không được vì đây là ngày thánh là ngày vui vẻ trong Chúa, huống chi tổ chức tang lễ trong ngày thánh càng không thể được là chừng nào? Ngày Sabát là ngày vui thích trong Chúa (Êsai 58:14)

Các môn đồ chôn xác Chúa trong ngày thứ sáu. Nhưng không đủ thì giờ để ướp xác Chúa. Họ chờ cho ngày Sabát trôi qua rồi mới đến mồ để xức xác Chúa trong ngày thứ nhất của tuần lễ. Ngày Sa-bát, họ _____ _______ theo luật lệ.

Ngày thánh của Chúa chúng ta không được khóc lóc, tổ chức ________ lễ.

 

Lời hứa nguyện: Bạn có hứa nhờ ơn Ðức Chúa Giê-su để yên nghỉ và có những sinh hoạt phù hợp với Lời của Ngài trong ngày thứ bảy không? ______

Tác giả: An Bình HP

Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây